1. Giới thiệu chung

Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế) là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng trong bối cảnh hoạt động kinh doanh quốc tế và ngoại thương ngày càng phát triển, hội nhập và trao đổi mua bán giữa càng nước ngày càng một sâu rộng hơn. Tại Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên, riêng kim ngạch xuất khẩu đã đạt con số 490 tỷ USD năm 2020. Ngành xuất nhập khẩu theo đó cũng liên tục gia tăng về số lượng doanh nghiệp và nhân sự. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế.

Xuất phát từ thực tế này, nghiên cứu thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày cao về chuyên môn nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế. Trung tâm AZ  nghiên cứu, xây dựng chương trình cùng đội ngũ giảng viên đến từ các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn truyền đạt chia sẻ những kiến thức thực tế hữu ích.

2. Mục tiêu của khóa học 

Thực hành thành thạo các nghiệp vụ tìm kiếm khách hàng, tạo doanh số cho công ty

Thực hành thành thạo các công cụ và thao tác nghiệp vụ tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng với giá cả hợp lý

Xử lý triệt để các vấn đề chuyên sâu trong đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3. Nội dung Khóa học Mua bán hàng hóa quốc tế chuyên sâu

Học phần Nội dung chính
Phần I: Tổng quan về Bán hàng quốc tế (International Sales) & Thu mua quốc tế (International Purchasing)

 

  1.Bán hàng quốc tế là gì? Mua hàng quốc tế là gì?
  2.Các công việc của International Sales & International Purchasing?
  3.Đặc thù công việc của International Sales & Purchasing trong các Doanh nghiệp Sản xuất Xuất khẩu và Doanh nghiệp thương mại?
  4. Yêu cầu đối với vị trí International Sales & Purchasing
  5.Cơ hội và thách thức của vị trí International Sales & International Purchasing
  6.Kinh nghiệm phỏng vấn cho vị trí International Sales & Purchasing.
Phần II: Quy trình bán hàng quốc tế

 

  1.Nghiên cứu thị trường
  2.Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng
  3.Đánh giá tiềm năng của khách hàng
  4.Chào hàng & gửi mẫu
  5.Đàm phán và soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương
  6.Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương
  7.Theo dõi và đôn đốc việc thanh toán của khách hàng
  8.Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng
  9.Chăm sóc khách hàng: thường xuyên hỏi thăm & khai thác thông tin từ khách hàng
  10.Cách thức làm việc với Traders/ Brokers theo hình thức hoa hồng (Commission)
Phần III: Quy trình mua hàng quốc tế

 

 

 

 

  1.Xác định nguồn cung & Xác định nhà cung cấp
  2.Đánh giá năng lực nhà cung cấp – Chọn lựa nhà cung cấp
  3.Kiểm tra chất lượng hàng hoá thông qua mẫu
  4.Đàm phán các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương
  5.Đặt hàng thử nghiệm (trial order)
  6.Theo dõi và đôn đốc tiến độ giao hàng của nhà cung cấp
  7.Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho nhà cung cấp
  8.Khiếu nại nhà cung cấp
  9.Duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, tái đặt hàng, tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới
Phần IV: Các công việc đặc thù phát sinh của International Sales & Purchasing

 

  1.Tham dự hội chợ triển lãm trong nước & quốc tế
  2.Tham dự các cuộc hội thảo
  3.Lập kế hoạch kinh doanh
  4.Phân loại – lưu trữ hồ sơ
  5.Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của DN đối với khách hàng
  6.Các nghiệp vụ phát sinh khác
Phần V: Các phương thức Thanh toán quốc tế

 

  1.Chi tiết về các phương thức L/C, T/T, D/P và D/A
  2.Bài tập tình huống
  3.Hướng dẫn kiểm tra L/C, mở L/C