Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá. Vậy, điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

1. Khái niệm xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.

Xuất nhập khẩu (tiếng anh gọi là import-export) là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Có thể xem ngành xuất nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương với mối tương quan lớn và có sự tác động rộng rãi đến nhiều ngành khác. Xuất khẩu là một ngành không thể thiếu với mọi quốc gia vì mang lại nguồn ngoại tệ cao để tăng cường nhập khẩu hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân…

2. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:

– Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài:

+ Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

+ Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

– Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại, ngoài việc phải tuân theo các quy định của pháp luật quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

3. Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu?

Câu hỏi: Chào luật sư. Hiện tại tôi chi là hộ kinh doanh cá thể. Bán chủ yếu hàng nhập từ Quảng Châu (Trung Quốc). Hiện tại hàng hoá đi theo đường buôn tiểu ngạch. Chi phí cao mà xác suất bị thiệt hại cao. Tôi đang muốn tìm hiểu cách thức và chi phí mở doanh nghiệp tư nhân để có thể nhập hàng hoá đàng hoàng. Và tìm hiểu thuế nhập khẩu có nhiều không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

– Cơ sở pháp lý:

+ Thông tư 04/2014/TT-BCTQuy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

+  Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

– Luật sư tư vấn:

Bạn là hộ kinh doanh cá thể thì bạn hoàn toàn có chức năng nhập khẩu hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu như một doanh nghiệp theo quy định tại thông tư 04/2014/TT-BCT về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: “b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CPngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Về thuế nhập khẩu thì còn phải phụ thuộc vào từng mặt hàng mà bạn nhập khẩu. Tuy nhiên khi bạn nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về thì sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo thông tư 165/2014/TT-BTC.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan. Hàng hóa muốn tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa tất nhiên cần đáp ứng những điều kiện cụ thể liên quan đến loại hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nhập khẩu.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

– Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp nêu trên, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Như vậy, nếu hàng hóa máy mọc công ty bạn muốn nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm hoặc tạm ngừng nhập khẩu và đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn để nhập khẩu thì công ty bạn có quyền nhập về.

Về đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu: xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu tại Sở công thương cấp tỉnh tại nơi công ty có trụ sở.

Về thành lập doanh nghiệp tư nhân: Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân thì bạn phải chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cá thể trước (Vì chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập hộ kinh doanh cá thể).

Về thủ tục chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh, Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: “Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.”

Về thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Hồ sơ thành lập: (Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này.

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:

a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;

b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;

d) Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Giấy uỷ quyền.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Lệ phí công bố là:100.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm nghìn đồng).

Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5. Một số lưu ý quan trọng khi thành lập công ty xuất nhập khẩu

Để thuận lợi đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu thì doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Cần chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp: Để kinh doanh xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề liên quan, như vậy mới thực hiện được mục đích kinh doanh của mình. Trường hợp công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Nhưng doanh nghiệp đăng ký ngành nghề yêu cầu điều kiện thì sẽ cần đáp ứng những điều kiện về vốn, về chứng chỉ hành nghề, về giấy phép… mới được đi vào kinh doanh.

– Cần chọn người làm đại diện theo pháp luật cho công ty: Phải chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm và có khả năng thực hiện tốt trách nhiệm của một người đại diện pháp luật của công ty xuất nhập khẩu. Có thể để cho chủ tịch, giám đốc… làm người đại diện pháp luật cho công ty. Tuy nhiên, người đại diện có thể thay đổi sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh, nên nếu chưa hài lòng, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện.

– Cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho công ty: Công ty xuất nhập khẩu cần có loại hình doanh nghiệp phù hợp, như vậy mới thuận lợi thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp và chọn loại hình thích hợp với công ty. Hiện nay, doanh nghiệp có thể chọn một trong những loại hình sau để thực hiện đăng ký kinh doanh như: công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh. Mỗi loại hình có ưu điểm và hạn chế riêng.

– Địa chỉ đặt công ty xuất nhập khẩu phải đúng quy định: Có địa chỉ công ty, doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ  đặt công ty đúng, cụ thể, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được sử dụng địa chỉ giả.  Cấm đặt địa chỉ công ty xuất nhập khẩu ở nhà chung cư, khu tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của mình hoặc mượn địa chỉ nhà của bạn bè, người thân… làm địa chỉ đăng ký doanh nghiệp khi thành lập công ty.

– Doanh nghiệp chuẩn bị vốn và tiến hành kê khai vốn điều lệ: Muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu thì chắc chắc doanh nghiệp phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu.  Ngoài ra, khi mở một công ty, thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ. Số vốn này có trường hợp cần chứng minh, có trường hợp lại không. Bởi vì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh. Tức là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đồng cho đến vài tỉ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lưu ý là với trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy vào công ty. Nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn mà cụ thể là vốn pháp định thì phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn số vốn pháp định được quy định.

– Công ty xuất nhập khẩu cần có tên không trùng lặp: Tên công ty phải đầy đủ cấu trúc gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Doanh nghiệp cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa trong tên. Cấm dùng tên cơ quan quản lý nhà nước đặt tên công ty. Đặc biệt, doanh nghiệp không được đặt tên công ty giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Để tránh trùng lặp tên, bạn nên tra cứu tên kỹ lưỡng trước khi tiến hành đăng ký tên công ty.

– Phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Công ty cần phải chuẩn bị thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp một cách đầy đủ. Thời gian để doanh nghiệp có thể thực hiện thao tác này là tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu trong thời gian quy định, mà công ty xuất nhập khẩu không công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ tùy theo mức độ vi phạm. Công ty xuất nhập khẩu cần phải chuẩn bị thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp một cách đầy đủ. Thời gian để doanh nghiệp có thể thực hiện thao tác này là tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu trong thời gian quy định, mà công ty xuất nhập khẩu không công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ tùy theo mức độ vi phạm.

– Cần tiến hành khắc con dấu doanh nghiệp: Công ty xuất nhập khẩu cần có con dấu riêng, do đó, cần tiến hành đặt khắc con dấu khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp tự quyết định. Nhưng nội dung trên con dấu phải đảm bảo có đầy đủ tên công ty xuất nhập khẩu và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi khắc con dấu thì làm thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia

– Phải đăng ký mua chữ ký số: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế và tờ khai thuế online. Chữ ký số có thể mua ở nhiều nơi, nhưng doanh nghiệp cần chọn một địa chỉ uy tín để mau chữ ký số cho công ty mình. Sau đó, doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty mình để kế toán viên của công ty có thể sử dụng chữ ký số trong việc đóng thuế online.

– Phải đăng ký tài khoản ngân hàng: Chủ công ty xuất nhập khẩu cần mang theo chứng minh nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở cho công ty một tài khoản giao dịch. Sau đó, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

– Cần treo bảng hiệu cho công ty: Bạn cần đặt làm bảng hiệu cho công ty xuất nhập khẩu và treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh. Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…

– Cần kê khai, đóng thuế theo quy định: Công ty xuất nhập khẩu cần làm tờ kê khai thuế và nộp lên cho cơ quan quản lý thuế theo đúng thời gian quy định. Hơn nữa, khi kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải đóng các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài (Thuế môn bài sẽ tùy thuộc vào mức vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu thuế môn bài/ năm,  nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì cần đóng 2 triệu thuế môn bài/ năm).